Ninh Sơn: triển khai Kế hoạch Tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2021 trên địa bàn huyện

Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra và lây lan diện rộng; Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn ban hành Kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2021 trên địa bàn huyện, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 

1. Mục đích:

- Tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm có khả năng đề kháng với các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra, ổn định và phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn huyện.

- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ban, ngành và nhận thức của người chăn nuôi trong công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

2. Yêu cầu:

- Tất cả đàn gia súc, gia cầm trong diện tiêm trên địa bàn huyện phải được tiêm phòng; tỷ lệ phải đạt 80% tổng đàn đối với các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc (theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016).

- Tổ chức triển khai tiêm phòng gia súc, gia cầm đồng loạt, đúng tiến độ thời gian, chủng loại vắc xin, đảm bảo kỹ thuật, đáp ứng miễn dịch cho vật nuôi và an toàn cho lực lượng tham gia tiêm phòng.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG:

1. Thời gian tiêm phòng:

- Đợt tiêm chính: Từ ngày 13/10/2021 đến ngày 13/11/2021, tổ chức thực hiện tiêm phòng đồng loạt cho đàn gia súc (trâu, bò, heo, dê, cừu), gia cầm (gà, vịt).

- Tiêm phòng bổ sung: Tiêm phòng cho những gia súc, gia cầm chưa tiêm phòng trong đợt tiêm chính do chưa đủ điều kiện tiêm phòng (chưa đến tuổi, bị bệnh...) hoặc bỏ sót, mới nhập về; những gia súc mới tiêm phòng lần đầu phải được tiêm nhắc lại.

- Tiêm phòng khi có dịch: Khi xuất hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên địa bàn huyện, tổ chức tiêm phòng khẩn cấp bao vây vùng có dịch, vùng uy hiếp, vùng đệm theo phạm vi xác định và hướng dẫn của Trạm Chăn nuôi và Thú y.

2. Chỉ tiêu tiêm phòng toàn huyện:

- Để tạo miễn dịch đàn cho mỗi đối tượng gia súc, gia cầm với từng loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 80% tổng đàn. Lựa chọn vắc xin tiêm phòng Cúm gia cầm, LMLM theo khuyến cáo của Cục Thú y (Công văn số 538/TY-DT ngày 02/4/2021 về việc cập nhật tình hình lưu hành vi rút CGC, LMLM và khuyến cáo sử dụng vắc xin). 

- Theo số liệu tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có đến tháng 10/2021 của các huyện, chỉ tiêu tiêm phòng vắc xin cho từng loại bệnh gia súc, gia cầm và chó, mèo trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:

a) Đàn trâu, bò:

- Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng (THT): 16.000 con; có thể sử dụng vắc xin Tụ huyết trùng chủng P52 (độ dài miễn dịch 12 tháng) hoặc vắc xin Tụ huyết trùng keo phèn (độ dài miễn dịch 06 tháng).

- Tiêm phòng Vắc xin Lở mồm long móng (LMLM): 16.000 con; sử dụng vắc xin LMLM nhị giá tuyp O và A (Aftovax Bivalent).

b) Đàn heo:  

- Tiêm phòng vắc xin LMLM, Dịch tả, Tụ huyết trùng: 41.700 con/mỗi loại vắc xin (đạt tỷ lệ 80% tổng đàn).

- Khuyến khích các hộ chăn nuôi, trang trại tự chủ động mua vắc xin Tai xanh (các loại vắc xin Tai xanh heo được phép lưu hành tại Việt Nam đều đảm bảo hiệu lực trong phòng, chống dịch) và vắc xin Phó thương hàn để phòng bệnh cho đàn heo nuôi.

c) Đàn dê, cừu:

Khuyến khích người chăn nuôi chủ động mua vắc xin Tụ huyết trùng, LMLM tiêm phòng cho đàn dê, cừu nuôi, với số lượng tiêm phòng là 13.650 con (trong đó: đàn dê 5.150 con, đàn cừu: 8.500 con).

d) Đàn gia cầm:

- Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm (thể độc lực cao): Kết quả giám sát lưu hành vi rút Cúm gia cầm của Cục Thú y cho thấy: Vi rút Cúm gia cầm A/H5N6 vẫn tồn tại và lưu hành trên đàn gia cầm và trong môi trường; khuyến cáo sử dụng vắc xin Navet-Vifluvac để phòng bệnh Cúm gia cầm cho cả vi rút Cúm A/H5N1 và vi rút CúmA/H5N6 gây ra; số lượng tiêm phòng: 237.200 con (trong đó: Trên đàn gà là 141.800 con và trên đàn vịt là 95.400 con).

- Tiêm phòng vắc xin Niu cát xơn trên đàn gà: 141.800 con.

- Tiêm phòng vắc xin Dịch tả trên đàn vịt: 95.400 con.

- Ngoài ra, khuyến khích các hộ nuôi gia cầm tiêm phòng các loại bệnh như Tụ huyết trùng (gà, vịt), Gumboro (gà), Đậu gà,….

đ) Tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo:

- Hằng năm triển khai chiến dịch tiêm phòng đợt chính vào tháng 3-4. Ngoài ra, hàng tháng phải tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh hoặc chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch bảo hộ.

- UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Trạm Chăn nuôi – Thú y để tổ chức đợt tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo trên địa bàn; tổ chức đợt tiêm phòng tập trung theo từng thôn, khu phố hoặc cụm dân cư (theo Kế hoạch số 1380/KH-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh).

- Phấn đấu cả năm 2021 tiêm phòng vắc xin Dại đạt trên 70% tổng đàn chó, mèo nuôi: Tiêm phòng vắc xin 10.300 con/14.714 con tổng đàn (trong đợt 1/2021 đã tiêm 1.894 con, đạt 25,7% kế hoạch). Do đó, trong đợt 2/2021 phải tiêm 8.406 con.    

(Đính kèm Phụ lục: Chỉ tiêu tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh gia súc, gia cầm 08 xã, thị trấn đợt 2 năm 2021).

3. Kinh phí tổ chức tiêm phòng:

3.1. Ngân sách tỉnh:

- Đối với vắc xin LMLM trâu, bò: Ủy ban nhân dân huyện phân bổ 14.300 liều vắc xin LMLM nhị giá type (O&A) để tiêm phòng định kỳ cho đàn trâu, bò trên địa bàn huyện.

- Đối với vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò: UBND huyện phân bổ 3.700 liềucho các địa phương để tiêm phòng cho đàn trâu, bò trên địa bàn huyện.

- Ưu tiên tiêm phòng vắc xin LMLM, THT (từ Ủy ban nhân dân huyện phân bổ) cho đàn trâu, bò của các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng); các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (có quy mô đàn ≤ 30 con) tại các xã có ổ dịch cũ, các hộ chăn nuôi thuộc các chương trình dự án hỗ trợ; hộ gia đình chính sách, có công, hộ nghèo, cận nghèo; các xã thuộc vùng có nguy cơ cao đối với bệnh LMLM, THT.

- Đối với vắc-xin cúm gia cầm:Ủy ban nhân dân huyện phân bổ 141.800 liều vắc-xin Cúm gia cầm Navet-Vifluvac. Ưu tiên tiêm phòng cho đàn gia cầm của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đối với đàn gia cầm chăn nuôi theo hình thức trang trại, chủ gia cầm có trách nhiệm tự chi trả chi phí tiêm phòng vắc-xin (kể cả tiền mua vắc-xin và công tiêm phòng) cho đàn gia cầm của mình.

+ Cụ thể phân bổ cho các địa phương như sau:

TT

Tên xã/thị trấn

Đơn vị tính

Vắc xin LMLM trâu bò nhị giá type (O&A)

Vắc xin Cúm gia cầm

Tụ huyết trùng trâu bò

1

Lâm Sơn

Liều

1.700

9.700

800

2

Lương Sơn

Liều

1.600

85.900

300

3

Tân Sơn

Liều

700

21.200

 

4

Quảng Sơn

Liều

1.000

3.400

 

5

Mỹ Sơn

Liều

3.700

51.000

1.200

6

Nhơn Sơn

Liều

1.600

62.300

150

7

Hòa Sơn

Liều

1.000

1.900

250

8

Ma Nới

Liều

3.000

1.800

1.000

 

Tổng

 

14.300

237.200

3.700

 

3.2. Ngân sách cấp huyện: 

- Đối với tiêm phòng vắc xin LMLM: Ngân sách cấp huyện đảm bảo kinh phí chi cho công tác tổ chức tiêm phòng; tiêu độc khử trùng môi trường; kinh phí hỗ trợ chủ chăn nuôi trong trường hợp gia súc bị sảy thai, bị chết do sốc vắc-xin sau tiêm phòng theo quy định; chi trả công tiêu hủy gia súc, công cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch; thông tin, tuyên truyền; các hoạt động kiểm tra, giám sát của huyện theo các quy định hiện hành.

- Đối với tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm: Ngân sách cấp huyện đảm bảo kinh phí chỉ đạo tiêm phòng, chi trả công tiêm phòng bao vây ổ dịch cúm gia cầm (nếu có ổ dịch xảy ra). Chủ chăn nuôi gia cầm được ngân sách hỗ trợ vắc-xin phải chi trả tiền công tiêm phòng.

3.3. Các hộ, trang trại chăn nuôi không thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ vắc-xin thì chủ cơ sở chăn nuôi phải tự bảo đảm kinh phí (kể cả tiền mua vắc-xin và công tiêm phòng) tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của Trạm Chăn nuôi và Thú y.

3.4. Tiền công tiêm phòng vắc xin: Hỗ trợ tiền công tiêm phòng vắc-xin LMLM (từ Ủy ban nhân dân huyện phân bổ) cho đàn trâu, bò của các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ); các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (có quy mô đàn ≤ 30 con) tại các xã, thị trấn có ổ dịch cũ, các hộ chăn nuôi thuộc các chương trình dự án hỗ trợ; hộ gia đình chính sách, có công, hộ nghèo, cận nghèo; các xã thuộc vùng có nguy cơ cao đối với bệnh LMLM.

Tải file đính kèm kh tiem phong.pdf

 

Admin